Liên hệ quảng cáo
Liên hệ quảng cáo

Người bị tai nạn lao động được hưởng những quyền lợi gì ?

    Người bị tai nạn lao động được hưởng những quyền lợi gì ?
    Trong tuần qua, VPTVPL Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến vấn đề tai nạn lao động (TNLĐ). VPTVPL Báo Lao Động đăng các câu hỏi và trả lời như sau:

    Bạn đọc số 0913360XXX, gọi đến số 08.39302062 phản ánh: Bạn đi làm nhân viên tạp vụ cho Cty A. ở Huyện Thuận An, Bình Dương được gần 5 năm, nhưng Cty chỉ ký HĐLĐ từng năm một. Bạn chỉ được tham gia BHXH hơn 1 năm, sau đó Cty không tham gia BHXH cho bạn nữa, mà hàng tháng trả thêm cho bạn 600.000 đồng. Ngày 27.8.2016, bạn đang quét sân trong Cty thì bị xe nâng hàng đụng phải làm gãy chân. Cty chỉ trả cho bạn tiền thuốc men và 6 tháng tiền lương bằng 85% của mức lương tối thiểu vùng (3,5 triệu đồng/tháng). Cty làm vậy có đúng không?

    Bạn đọc số điện thoại 01633997XXX gọi đến số 0961.360.559 hỏi: Bạn đi làm thợ xây dựng bị tai nạn lao động (TNLĐ), chủ thầu đã lo thuốc men cho bạn. Chủ thầu đã mua bảo hiểm TNLĐ cho bạn mức 20.000 đồng. Bạn có được hưởng chế độ TNLĐ và trả lương hàng tháng không? Mỗi tháng được bao nhiêu tiền?

    Chia sẻ với bạn : Chống ẩm mốc cho tủ tài liệu gỗ không chỉ bảo vệ an toàn cho tài liệu, giấy tờ, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn tăng độ bền và thẩm mỹ của sản phẩm. Hãy cùng tham khảo cách chống ẩm mốc cho tủ hồ sơ ngay nhé ! 

    Được trả lương đầy đủ, bồi thường hoặc trợ cấp

    Người bị tai nạn lao động được hưởng những quyền lợi gì ?

    Trường hợp thứ nhất: Pháp luật lao động quy định, NSDLĐ chỉ được quyền giao kết HĐLĐ có thời hạn tối đa hai lần, sau đó nếu NLĐ tiếp tục làm việc thì phải giao kết HĐLĐ không xác định thời hạn. Trường hợp của bạn đã đi làm gần 5 năm, nhưng Cty chỉ ký HĐLĐ từng năm một là trái quy định. Theo điểm a, khoản 1, Điều 2, Luật BHXH 2014, thì NLĐ có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, việc Cty không tham gia BHXH cho bạn mà hàng tháng chi trả thêm cho bạn 600.000 đồng là trái quy định trên. Do bạn bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc nên được xác định là bị TNLĐ.

    Về trường hợp thứ hai: Điều 15, 16 BLLĐ 2012 quy định HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, NLĐ giữ 1 bản, NSDLĐ giữ 1 bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.

    Như vậy, nếu bạn thỏa thuận với người cai thầu về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, thì người cai thầu đó chính là NSDLĐ.

    Về quyền lợi của NLĐ khi bị TNLĐ: Điều 38 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định về trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) như sau:

    1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị TNLĐ hoặc BNN;

    Thông tin chia sẻ : Bạn đang đi du học Nhật Bản , nơi đất khách quê người có rất nhiều thứ bạn không thể biết trước, vậy khi gặp những tình huống đó bạn sẽ làm thế nào. Hãy nhớ những số điện thoại khẩn cấp ở nhật này nhé, nó sẽ giúp bạn rất nhiều đó. 

    2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc BNN như sau:

    a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT;

    b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do NSDLĐ giới thiệu NLĐ đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

    c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia BHYT;

    Người bị tai nạn lao động được hưởng những quyền lợi gì ?

    3. Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

    4. Bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho NLĐ bị BNN với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do TNLĐ, BNN;

    5. Trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

    6. Giới thiệu để NLĐ bị TNLĐ, BNN được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

    7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị TNLĐ, BNN trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra TNLĐ công bố biên bản điều tra TNLĐ đối với các vụ TNLĐ chết người;

    8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

    9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về TNLĐ, BNN từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Mục 3 Chương này;

    10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho NLĐ nghỉ việc do bị TNLĐ, BNN được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

    Khoản 3, điều 39 Luật An toàn – Vệ sinh lao động quy định: Trường hợp NSDLĐ đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị TNLĐ tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị TNLĐ được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị TNLĐ thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5, Điều 38 của Luật này, thì NSDLĐ phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị TNLĐ hoặc thân nhân của người bị TNLĐ nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

    Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp thứ nhất, Cty chỉ trả cho bạn 6 tháng tiền lương, mỗi tháng bằng 85% mức lương tối thiểu vùng (3,5 triệu đồng/tháng) là sai quy định. Với trường hợp thứ hai, bạn sẽ được chủ thầu thanh toán chi phí khám, chữa, điều trị bệnh do TNLĐ và được trả lương trong những ngày phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; được bồi thường hoặc trợ cấp TNLĐ tùy thuộc vào việc nguyên nhân dẫn đến TNLĐ có lỗi của bạn hay không.

    Người bị tai nạn lao động được hưởng những quyền lợi gì ?

     Bị TNLĐ do TNGT được trợ cấp hay bồi thường?

    Bạn đọc số điện thoại 0613836XXX ở Đồng Nai gọi đến số 0961360559 hỏi: Vào ngày 10.3 âm lịch (ngày giỗ tổ Hùng Vương), Cty của bạn có yêu cầu nhân viên kế toán vào làm việc. Trên đường người này đi về thì bị tai nạn giao thông (TNGT) nhưng không có biên bản điều tra TNGT của công an, chỉ có xác nhận của UBND phường nơi xảy ra tai nạn. Cty đã trợ cấp TNLĐ cho người đó, nhưng họ lại cho rằng phải bồi thường mới đúng. Cty phải làm sao?

    Khoản 2, điều 5, Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02.02.2015 của Bộ LĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ Bồi thường, trợ cấp và chi phí của NSDLĐ đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN quy định: Trường hợp NLĐ bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân NLĐ bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì NSDLĐ vẫn phải trợ cấp cho NLĐ theo quy định tại Điều 4, Thông tư này.

    Điểm b, khoản 1, điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định về trợ cấp TNLĐ: Tai nạn xảy ra đối với NLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).

    Như vậy, trường hợp nhân viên kế toán trên thuộc đối tượng trợ cấp TNLĐ chứ không được hưởng chế độ bồi thường TNLĐ. Cty của bạn nên làm công văn hỏi cơ quan quản lý lao động tại địa phương, căn cứ vào câu trả lời của cơ quan đó trả lời cho nhân viên kế toán được rõ.

    Xem thêm bài viết : 


    Nội dung chính